KINH NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG SẢN PHẨM PROBIOTIC
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), Probiotic là những vi sinh vật còn sống, khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.
Ở các quốc gia phát triển, Probiotic đã được sử dụng phổ biến để dự phòng tăng cường sức khỏe cũng như điều trị một số bệnh, đặc biệt còn được sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú, còn tại Việt Nam, người dùng cũng ngày càng quen thuộc với các sản phẩm Probiotic. Tuy nhiên có đến 80% người dùng Việt Nam đang hiểu chưa chính xác, cho rằng Probiotic là men tiêu hóa, Probiotic phải đa chủng mới tốt, càng nhiều càng tốt….
Nội dung dưới đây xin chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm Probiotic tốt:
Các tiêu chí để công nhận 1 chế phẩm Probiotic theo hướng dẫn của Tổ chức tiêu hóa thế giới – WGO năm 2018:
- Chế phẩm Probiotic phải chứa vi sinh vật sống, tức là chứng minh được bằng nghiên cứu lâm sàng về sự tồn tại và phát triển tốt của vi khuẩn trên toàn hệ tiêu hóa ở người.
Kinh nghiệm: Khi mua các sản phẩm Probiotic , số lượng không quan trọng bằng khả năng sống khi đi vào cơ thể, nên bạn đừng quan tâm đến những lời quảng cáo “chứa hàng tỷ” mà hãy yêu cầu đơn vị bán hàng cho xem bằng chứng chứng minh “còn sống khi vào cơ thể”. Nếu họ không có bằng chứng này, đồng nghĩa với việc dù có hàng tỷ vi khuẩn thì cũng không biết có còn sống hay sống được bao nhiêu khi đi vào cơ thể. Lựa chọn một sản phẩm không có bằng chứng về việc “còn sống”, không có nghĩa nó ko tốt, nhưng nó cũng giống như việc bạn đang “phải dùng thử xem có tốt không”. - Xác định cụ thể chi, loài, chủng
Danh pháp quốc tế của Probiotic luôn bao gồm thông tin đầy đủ về chi, loài, chủng với chủng là đơn vị nhỏ nhất để xác định chính xác đặc điểm của probiotic đó.Trong khi WHO có khuyến cáo ” Việc xác định được chủng vi khuẩn là rất cần thiết để biết được tác dụng của Probiotics”, còn WGO khuyến cáo ” Các tác dụng của Probiotics chỉ được biết khi phân lập đến cấp Chủng chứ không phải là cấp Loài”, thì ở Việt Nam có rất ít (đếm trên đầu ngón tay) những sản phẩm được phân lập tới cấp “Chủng”, hầu hết mới chỉ phân lập ở cấp “Loài”.Khi bạn sử dụng một sản phẩm mới chỉ phân lập ở cấp “Loài”, bạn lại đang “phải thử xem nó có hợp với không”. Còn nếu bạn phân biệt và lựa chọn được sản phẩm đã được phân lập tới cấp “ Chủng” là bạn đã đang lựa chọn được sản phẩm chính xác hơn rất nhiều.
Kinh nghiệm phân biệt Chi – Loài – Chủng Probiotic :.
Tên của vi khuẩn gồm 3 phần Chi – Loài – Chủng (VD: Lactobacillus – reuteri – DSM 17938), nếu trong thành phần sản phẩm, bạn chỉ thấy tên sản phẩm có 2 phần, tức là khả năng cao nó mới chỉ được phân lập ở cấp “Loài” thôi. Các sản phẩm phân lập ở cấp “Chủng” rất hiếm trên cả Thế Giới chứ không chỉ ở Việt Nam.(tại trang 8 trong tài liệu của WGO phía trên có liệt kê một số chủng vi khuẩn ưu việt)
- Đảm bảo liều lợi khuẩn cho đến hết hạn sử dụng (tối thiểu 10^8 đơn vị).
Kinh nghiệm: Các sản phẩm phải được kiểm định trước khi lưu hành.(Tiêu chuẩn này cũng được ghi tại trang 9 theo khuyến cáo của WGO)
- Hiệu quả phải được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên người.
WHO và WGO ghi chú: “Thật đáng tiếc khi thực tế hiện nay có rất nhiều sản phẩm dãn mác là probiotic, nhưng lại chưa hề có nghiên cứu lâm sàng” – trích dẫn từ phần 2 trang 7 của bài này.Kinh nghiệm: Những sản phẩm chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trên người thì chưa được coi là chế phẩm Probiotic hiệu quả, những nghiên cứu mà không phải trên đối tượng con người cũng không được tính.
- Có bằng chứng về độ an toàn trên người.
Bằng chứng được WGO và WHO công nhận là các nghiên cứu lâm sàng, hay các chứng nhận của những tổ chức uy tín Thế Giới, chứng nhận an toàn phải nêu rõ an toàn ở mức độ cao hay thấp.Kinh nghiệm: Những sản phẩm quảng cáo an toàn mà không có bằng chứng là nghiên cứu lâm sàng chứng minh tính an toàn thì không được coi là chế phẩm Probiotic an toàn.
Hi vọng với những kinh nghiệm chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho các bạn khi lựa chọn sản phẩm Probiotic.